Với những dân “độ” xe và người “nghiền” xe trên cả nước thì
ít ai không biết đến chàng trai trẻ Nguyễn Trọng Bình, sinh năm 1991. Và trong
một cuộc thi trang trí thiết kế xe đẹp vừa qua, chẳng có gì là bất ngờ khi chiếc
xe do Bình“độ” đạt giải nhất.
Có thể nói “độ xe” là cả một nghệ thuật và người độ xe là một
nghệ sĩ. Thế nhưng ở Hải Phòng nói riêng và trên cả nước nói chung, khó có thể
tìm được một “nghệ sĩ” thứ hai như Bình.
Sinh ra trong một gia đình có bố mẹ đều làm trong ngành cơ
khí, bản thân Bình cũng có biết đôi chút về cơ khí song chỉ đến khi đam mê và
gắn liền với xe Bình mới thấy được cái lợi của ngành cơ khí.
Thuở nhỏ, Bình đã từng mơ ước trở thành một đầu bếp. Thế
nhưng trong một lần đi chơi và được đi thử trên chiếc xe máy của một người bạn,
Bình bắt đầu thích đi xe máy và muốn học nghề sửa xe.Và Bình bắt đầu “nghiệp”
xe của mình như vậy.
Ban đầu là học nghề sửa xe, rồi sau 2 năm vừa làm vừa học, để
dành được một số tiền, Bình “táo bạo” mở một cửa hàng sửa chữa xe máy nho nhỏ.
Thời điểm đó, tại Hải Phòng chưa có bất kỳ một cửa hàng sửa chữa xe máy nào làm
xe “độ”, ngay cả hiện nay, những cửa hàng “độ” xe cũng chỉ đếm trên đầu ngón
tay. Bởi độ xe nghĩa là chế tác lại chiếc xe theo phong cách của riêng mình,
công việc này đòi hỏi người thợ phải có đầu óc sáng tạo và lòng kiên trì bền bỉ.
Bên cạnh đó, để có một chiếc xe độ như ý muốn, “tác giả” phải tự gia công từng
chi tiết nhỏ nhất. Ví như để lắp một chiếc đèn của ô tô vào cho xe máy, không
phải là việc ai cũng làm được. Vì vậy nếu làm nhanh, làm ẩu thì xe sẽ không đi
được còn nếu làm lâu sẽ không có lãi. Mỗi chiếc xe được chế phải mất hơn một
tháng mới hoàn thành. Đó chính là lý do tại sao một chiếc xe “độ” tuy có giá
khá cao nhưng rất hiếm cửa hàng sửa chữa nhận “độ” xe.
Còn nhớ thời gian đầu, khi mới bắt tay vào công việc này, Bình
phải vừa làm vừa như đi “mò trong bóng tối”, thất bại không biết bao nhiêu lần.
Thậm chí niềm đam mê đã khiến cho những người bạn của anh khi nhìn thấy anh đều
tưởng là đang đối diện với “người rừng” và ngay cả bây giờ có những đêm anh ngủ
không ngon vì bộ não luôn phải suy nghĩ, “sáng tạo tác phẩm”.
Ngoài ra, những món đồ chơi, những mặt hàng để “độ” xe cũng
là một câu hỏi lớn. Nhận thấy những mặt hàng dành cho xe độ ở trong nước không
phong phú, dù trong tay chỉ có một số tiền ít ỏi dành dụm được, Bình vẫn quyết
định sang các tỉnh thành trong cả nước để tìm hiểu về thị trường đồ chơi cho xe
“độ” và học hỏi thêm kinh nghiệm từ dân “độ” tỉnh láng giềng. Những lần sang TP
HCM, Bình đã gặp không ít khó khăn cả về vật chất và tinh thần.
ít ai không biết đến chàng trai trẻ Nguyễn Trọng Bình, sinh năm 1991. Và trong
một cuộc thi trang trí thiết kế xe đẹp vừa qua, chẳng có gì là bất ngờ khi chiếc
xe do Bình“độ” đạt giải nhất.
Có thể nói “độ xe” là cả một nghệ thuật và người độ xe là một
nghệ sĩ. Thế nhưng ở Hải Phòng nói riêng và trên cả nước nói chung, khó có thể
tìm được một “nghệ sĩ” thứ hai như Bình.
Sinh ra trong một gia đình có bố mẹ đều làm trong ngành cơ
khí, bản thân Bình cũng có biết đôi chút về cơ khí song chỉ đến khi đam mê và
gắn liền với xe Bình mới thấy được cái lợi của ngành cơ khí.
Thuở nhỏ, Bình đã từng mơ ước trở thành một đầu bếp. Thế
nhưng trong một lần đi chơi và được đi thử trên chiếc xe máy của một người bạn,
Bình bắt đầu thích đi xe máy và muốn học nghề sửa xe.Và Bình bắt đầu “nghiệp”
xe của mình như vậy.
Ban đầu là học nghề sửa xe, rồi sau 2 năm vừa làm vừa học, để
dành được một số tiền, Bình “táo bạo” mở một cửa hàng sửa chữa xe máy nho nhỏ.
Thời điểm đó, tại Hải Phòng chưa có bất kỳ một cửa hàng sửa chữa xe máy nào làm
xe “độ”, ngay cả hiện nay, những cửa hàng “độ” xe cũng chỉ đếm trên đầu ngón
tay. Bởi độ xe nghĩa là chế tác lại chiếc xe theo phong cách của riêng mình,
công việc này đòi hỏi người thợ phải có đầu óc sáng tạo và lòng kiên trì bền bỉ.
Bên cạnh đó, để có một chiếc xe độ như ý muốn, “tác giả” phải tự gia công từng
chi tiết nhỏ nhất. Ví như để lắp một chiếc đèn của ô tô vào cho xe máy, không
phải là việc ai cũng làm được. Vì vậy nếu làm nhanh, làm ẩu thì xe sẽ không đi
được còn nếu làm lâu sẽ không có lãi. Mỗi chiếc xe được chế phải mất hơn một
tháng mới hoàn thành. Đó chính là lý do tại sao một chiếc xe “độ” tuy có giá
khá cao nhưng rất hiếm cửa hàng sửa chữa nhận “độ” xe.
Còn nhớ thời gian đầu, khi mới bắt tay vào công việc này, Bình
phải vừa làm vừa như đi “mò trong bóng tối”, thất bại không biết bao nhiêu lần.
Thậm chí niềm đam mê đã khiến cho những người bạn của anh khi nhìn thấy anh đều
tưởng là đang đối diện với “người rừng” và ngay cả bây giờ có những đêm anh ngủ
không ngon vì bộ não luôn phải suy nghĩ, “sáng tạo tác phẩm”.
Ngoài ra, những món đồ chơi, những mặt hàng để “độ” xe cũng
là một câu hỏi lớn. Nhận thấy những mặt hàng dành cho xe độ ở trong nước không
phong phú, dù trong tay chỉ có một số tiền ít ỏi dành dụm được, Bình vẫn quyết
định sang các tỉnh thành trong cả nước để tìm hiểu về thị trường đồ chơi cho xe
“độ” và học hỏi thêm kinh nghiệm từ dân “độ” tỉnh láng giềng. Những lần sang TP
HCM, Bình đã gặp không ít khó khăn cả về vật chất và tinh thần.
Tuy nhiên, quá đam mê cũng không hoàn toàn là tốt, khi được
hỏi về chuyện riêng tư của mình, Bình chỉ cười trừ. “Có lẽ sang năm mình sẽ
không “độ” thêm con xe nào nữa, chỉ “độ” một chiếc để dự giải thôi còn thì cũng
phải có thời gian cho chuyện riêng tư chứ, nếu cứ thế này chắc ế mất”, Bình chia sẻ.
Tags:
doi-song